Về quê ngoại

Sáng thứ bảy, chiếc xe lăn bánh trên đường quốc lộc, chiếc xe mười sáu chỗ ngồi chở gia đình Đồng về Vĩnh Long ăn đám cưới người em họ của Tú. Vợ chồng Đồng, Tú và bé trai mới hơn một tuổi cũng có đem theo bé osin tên Lan để chăm cu tí. Ngoài ra đi cùng còn có bạn thân của Đồng. Nhân dịp người bạn Việt Kiều về thăm, vợ chồng Đồng rủ theo xuống miệt quê miền Tây chơi luôn, Đồng gửi gắm Tú ráng kiếm một em làm mai cho người bạn vẫn còn độc thân vui tính này; Đồng còn hay đùa giỡn bảo để bạn cứ lông bông thì như là bom nổ chậm. Anh chàng người bạn tên Long.

Long cao lớn, lực lưỡng, bảnh trai. Chiếc cằm vuông vuông nam tính tí ánh ria. Có lúc thấy chàng cũng có nét dữ như tướng cướp nhưng khi chuyện trò vui cười thì lại trông rất hiền hòa. Tú không khỏi so sánh Long với chồng nàng. Chồng nàng trông hiền hơn và tếu hơn. Hai chàng đều có nét phong trần đàn ông, mắt cười có đuôi, mỗi người một . . . duyên.

Đương nhiên Long trắng nhất trong đám vì là Việt kiều ít «dầm mưa dãi nắng». Ngay cả con bé Lan cũng kết chú Long vì chú Long có vẻ thương mến nó, cho nó quà kẹo sôcôla chú đem về từ Mỹ, hàng hiệu nữa chứ. Lan mới mười sáu, nhưng con bé lanh lợi ra mặt, cái mặt tươi hớn hở khiến người ta không khỏi vui lây với hai chiếc răng thỏ, cái mũi củ tỏi, miệng hay cười toe, đôi mắt biết cười.

Con bé gái quê bà con giới thiệu lên ở giúp việc cho Tú người chắc nịch, khỏe vô cùng, da ngâm đen. Nhờ có Lan mà Tú được đỡ đần rất nhiều, nên nàng cũng thương nó như con em trong nhà. Tú không khỏi phì cười khi thấy sự tương phản giữa chú Long và bé Lan, hai chú cháu mà sát lại nhau là thấy Long trắng như bột.

Trên xe chỉ có Tú là điềm nhiên nhất (đương nhiên có cu tí ít nói hơn mẹ khi bé không khóc, ngủ thiếp). Nàng cao đâu mét sáu hai, siêng năng tập thể dục nên dáng rất thon gọn ở cái trọng lượng bốn mươi tám kí có da có thịt đó. Mông nở, vòng một no căng. Phải nói là nàng đẹp, hao hao hoa hậu hoàn vũ Trương Tử Lâm. Mắt to, mũi thon, môi mọng. Nàng có nụ cười hiền trên một khuôn mặt hiểu biết. Cử chỉ khuôn mặt Tú từ tốn tạo nên một nét gì đó đài các. Nhất là đôi mắt liếc thung dung. Nhiều khi chỉ cần nàng nhìn mỉm cười ở chàng cũng đủ điêu đứng. Nàng đẹp thật! “Gái một con trông mòn con mắt”.

Cũng may hôm nay Tú đi chơi đeo kính mát to tròng. Làm như kính mát nàng đeo mà Long có thể che giấu được . . . trái tim còn trinh của chàng vậy. Nghĩ sao cái chàng Đồng cứ nhởn nhơ liến thoắng, bông đùa. Tối ngày bận rộn với công ty riêng của chàng, xong việc là bù khú bạn bè, ôm máy game, vợ không lo ôm. Ê, mà tối chàng Đồng ôm thì ai mà biết, vậy mới ra cu tí chớ. Nói chung nhiều khi người ta may mắn mà không biết tận hưởng. Đồng, Tú cứ bảo để giới thiệu cho chàng một cô vợ để tận hưởng cuộc đời. Chàng chỉ biết lè lưỡi. Thật ra nếu có vợ như Tú thì Long chịu liền, kiếm chi xa xôi, phiền toái.

Nhờ cả nhà vui nên đường dài cũng thành ngắn. Đến xế trưa thì xe đã về đến gia trang của cậu Tú. Bầu không khí ở đây nhộn nhịp vì mọi người đang rôm rả chuẩn bị đám cưới. Nhà tiệc được dựng che ngoài sân trang trí bằng những lá dừa đan nhau rất mỹ thuật, hoa dừa, hoa cau lã lơi trên những cọng treo đủng đỉnh. Đám thanh niên lúi húi kê sắp bàn ghế . . .

Trong nhà cậu ba, mợ ba của Tú, song thân của chú rể, đang trang trí bàn thờ gia tiên, chưng mâm ngũ quả. Hai người mừng rở ra mặt khi cả nhóm Tú, Đồng bước vô chào. Thăm hỏi một lát thì cậu mợ vồn vả hối mọi người ra sau rửa mặt cho mát.

Ngoài sau nhà cũng đầy bóng mát với mái rạp che, những người phụ nữ tíu tít chăm lo nấu nướng, chuẩn bị tiệc cho đêm đó và ngày hôm sau. Ở dưới quê đa số người ta giết heo hoặc bò, đi chợ mua tôm cua, gà vịt, v.v. rồi thuê bếp về nhà nấu tiệc chiêu đãi, không như ở Sài Gòn đám cưới vào nhà hàng là xong. Nhưng đổi lại, cưới xin thành một lễ hội vui náo, cả làng cả xóm có thể chung vui, dân quê thêm thân tình hơn dân thành phố.

Đồng đang rửa mặt thì có tiếng hỏi thăm: « Anh chị mới về hả ? Dạo này khỏe không ? Anh chị nhớ em không ? Em là Trâm ở kế bên nhà cậu ba chị Tú nè. » Thế là Tú, Trâm bắt chuyện với nhau. Hỏi ra thì năm nay Thu Trâm đã hăm bốn tuổi, mới ngày nào còn nhỏ xíu. Trâm cũng mới lấy chồng được vài tháng thì chồng Trâm đã đi hợp tác lao động bên Hàn Quốc, Trâm ở nhà phụ buôn bán, chăm sóc ba mẹ. Trâm được nước da trắng trẻo, khuôn mặt xinh, nét đẹp con gái quê chơn chất. Ngực, mông sung mãn. Long không ngờ con gái Vĩnh Long lại bắt mắt như thế. Trắng và thật dễ nhìn. Như Tú,. Tú ngoại lệ có nét đẹp đài các trong khi Thu Trâm thì xinh nhưng quê quê sao đó. Nhưng cũng chính ở cái quê quê này cũng làm tăng nét dễ thương con gái Vĩnh Long.

Mới nhìn là biết ngay Trâm kết anh Long cao lớn đẹp trai, nhưng vì chưa quen nên sau khi Thảo trở vô nhà thì Trâm hay theo nói chuyện với Đồng, nhờ chàng lanh lợi vui tính, khéo pha trò nên buổi chiều dưới mái hiên mát hậu trang thêm tiếng cười tiếng nói trai thành thị lẫn gái miệt quê.

Buổi tối : Nhà bếp cho dọn ra cháo lòng cùng các món ăn nhậu khác ê hề. Ban nhạc sống được mời đến với đám thanh niên choai choai trong xóm tha hồ làm ca sĩ. Tiếng nhạc xập xình, tiếng mấy ông dzô… dzô… rượu đế phá bầu không khí miền quê thanh tịnh ban đêm. Thấy chiến đấu bằng «nước mắt quê hương» hoài sẽ không ổn, Đồng và Long ăn xong chén cháo vội rút êm. Sau nhà cậu ba ngó ra mé sông, thả neo ngay bờ có chiếc ghe khá đẹp còn mới. Cậu ba mua chiếc ghe này cho người con trai chạy đưa rước khách du lịch kiếm sống. Bây giờ khách Tây về đây nhiều, bà con đua nhau đóng ghe phục vụ khách du lịch. Chiếc ghe có mái che lịch sự, sàn gỗ bóng loáng, buổi tối các ghế mây được xếp gọn lại 1 góc nên sàn gỗ khá rộng. Ở đây mà bày ra một bàn nhậu con thì cũng có lý ! Sông nước hữu tình, gió từ ngoài sông Cái thổi vào có lúc hiu hiu, bổng chốc lồng lộng.

Đồng và Long nhảy lên ghe.

– Chỗ này được đó Đồng. Đêm nay mình trú ở đây là an toàn, tránh xa cái âm thanh xập xình nhức đầu kia. Chà, coi bộ làm mồi cho muỗi rồi.

Đồng nheo mắt cười nói :

– Thì ông về Miền Tây mừ. Muỗi cái thấy thịt da ông nỏn nà là theo hướng gió a vào thôi.

– Ông ở đây nhe, tui lên nhà lấy cái túi phụ kiện trong vali, kiếm chai thuốc thoa côn trùng.

Còn lại một mình, Đồng sáng mắt lên khi thấy chiếc ghe xịn có mắc mùng và màn mỏng che nắng gió sẵn, chàng chỉ việc cho hạ rủ mùng màn hai bên hông ghe, đầu và đuôi ghe thì chỉ hạ lớp mùng mỏng để gió còn thoang thoảng lùa vào. Chiếc ghe khang trang, bề ngang chừng hai thước rưỡi, bề dài năm sáu thước. Hồi nãy chôm được cái mền trong nhà bây giờ lót xuống sàn cho êm lưng, mấy cái áo phao cho khách làm gối, thật khá đầy đủ.

Long quay trở lại ghe với mấy chai nước lọc và cái túi nhỏ đồ nghề trên tay trong đó có thuốc thoa chống muỗi và mấy thứ phụ kiện linh tinh gì khác, đúng là Việt kiều . . . rườm rà. Lâu lâu được tránh không khí bụi bậm ùn tắt thành thị về quê gió mát trong lành, lại trấn trên sông nước «bốn bể là nhà» thật sảng khoái. Cũng hơi say chút đỉnh vì không quen uống rượu đế, hai anh em nằm vật nhắc chuyện đời xưa trên trời dưới biển, kể cả chuyện Tú là bạn cả hai ( cuối cùng Tú lấy Đồng, Long bỏ đi du học . . . )

Bíp, bíp.

– Ê, cellphone ông có message kìa Đồng.

Đồng lồm cồm ngồi dậy xem. Màn hình điện quang sáng ngời mấy dòng chữ « 2 anh an ji chua? Chieu jo lu bu qua em quen hoi xem anh ve que an uong co ngon mieng ko? » Đồng thích thú quay sang Long :

– Ê Long, hồi trưa ông nhớ em Trâm không ? Con nhỏ mặc bộ đồ thun màu xanh nhạt đó, tui nói là vòng 1 vòng 3 quá ok đó ?

– Ờ, Trâm nhìn ngon đó ông ! Bây giờ mà có em Trâm ở đây thì hay quá . . .

Hai chàng toan tính nhắn tin rủ rê em Trâm ra chơi, Đồng bảo :

– Ông vào nằm trong võng trùm lại để em không thấy ngại lúc đầu.