Tội lỗi - Phần 5

Thao thức một vài tiếng đồng hồ, rồi giấc ngủ cũng đến kéo hai mi mắt của tôi xuống từ khi nào, và khi mở ra là chiếc đồng hồ báo thức kêu inh ỏi đang réo bên tai. Tôi mệt nhọc với tay ấn nhẹ chiếc đồng hồ để nó ngừng kêu, đã 4h sáng tôi dậy định xuống gọi cháu dậy nhưng ngó xuống thấy phòng nó đã sáng trưng từ bao giờ “Chắc cả đêm nó không ngủ chờ trời sáng” tôi tặc lưỡi.

Đánh răng rửa mặt mặc quần áo xuống phòng nó thấy nó đã xong hết đang ngồi trầm ngâm bên cửa sổ nhìn ra ngòai đường nơi lác đác có vài người đang tập thể dục trong những bộ quần áo ở nhà nhàu nhĩ đủ loại. Tôi vuốt tóc nó khe khẽ hỏi “Sao thế! Không muốn đi thi nữa ah” nó giật mình như thoát khỏi dòng suy tư nào đó rồi khẽ gượng cười “Cháu thấy lo lo thôi! Mọi người kỳ vọng nhiều quá! Không thi được chẳng biết cháu sẽ thế nào”. Cô cháu gái mạnh mẽ của tôi cũng có lúc mềm yếu vậy tôi thấy thương thương nó khẽ ôm đầu nó vào lòng “Không sao đâu cháu! Ai đi thi chẳng có suy nghĩ này! Người nào có tinh thần ổn định hơn sẽ đỗ thôi! Cậu không nói dối nhưng với lực học của cháu thì cậu tin cháu thừa sức đỗ vào trường đó”. Nó nhoẻn miệng cười “Cảm ơn cậu! cháu sẽ cố”.

Tiếng mẹ nó vang vọng từ dưới gác “Hai cậu cháu đâu rồi xuống ăn sáng mau để còn ra xe không là hết chỗ đấy”. Tôi và nó khẽ vâng rồi mình tôi xách hai cái balo xuống nó mang cái cặp đựng sách vở và các giấy tờ quan trọng theo tôi. Mẹ nó đã mua xôi đỗ xanh để đầy bàn, khô khốc nhưng tôi và nó vẫn cố ăn kèm với bát chè đỗ đen ngọt lừ. Mẹ nó bảo phải ăn như này mới đỗ được. Tôi khẽ cười trong lòng “Ở phố mà mê tín chả kém gì que”. Bố nó ngồi trầm ngâm rít thuốc khẽ phả khói rồi từ tốn nói “Lên đấy phải nghe lời cậu và ông bà không được tùy tiện như ở nhà mình đâu nhé! Nhập gia phải tùy tục, tính mày là cứ nhí nhảnh mãi là không được đâu! Còn cả thể diện của bố mẹ đấy! Đừng để ông bà mắng bố mẹ là không biết dậy con”. Nó vùng vằng khẽ gắt lên “Con biét rồi mà! Bố mẹ cứ làm như con bé lắm ấy”.

Bố nó định nói thêm gì thì mẹ nó đã réo “Anh lấy xe ra đi a và e đèo hai đứa nó ra bến cho kịp nào” rồi réo gọi con em nó xuống để trông nhà. Con em vẫn còn mắt nhắm mắt mở đi xuống dụi dụi mắt, nó chạy ra dặn với theo cháu tôi “Chị đi nhớ mua quà đấy nhé!” và 2 chiếc xe máy chở 2 cậu cháu tôi lăn bánh về bến xe.

Đường phố sáng sớm yên tĩnh và trong lành chưa gợn khói bụi, bình minh cũng đang bắt đầu ló dạng. Người dân phố tập thể dục khá đông đâu đâu cũng thấy tụ tập đá bóng, rồi cầu lông thể dục dưỡng sinh… Cũng không khác hà nội là mấy tôi thầm nghĩ.

Bến xe cũng đã hiện ra trước mắt từ xa tôi đã nghe thấy tiếng hò hét của lơ xe, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi của mấy chú công an toét lên liên hồi cảm giác như nhà máy vào giờ tan tầm, đông nghẹt các sĩ tử và nguời nhà, ai cũng đồ đạc lỉnh kỉnh và vẻ mặt ngơ ngáo.

Tôi và cháu bước lên 1 chiếc xe 25 chỗ trông khá là sạch sẽ và tiện nghi, các hàng ghế vẫn còn khá mới và bọc đệm đẹp, hai hàng rèm nhung che dọc hai bên cửa sổ được cắt riềm khá là bắt mắt. Máy điều hòa phả ra ro ro khiễn trong xe dường như lạnh hơn bên ngoài. Xe này là xe quen biết của bố mẹ nó nên lơ xe khá niềm nở bố trí cho chúng tôi 2 chỗ ngồi ở vị trí khá đẹp mặc dù trên xe đã đông gần kín nhưng dường như hai chỗ đấy đã được để riêng cho tôi và cháu tôi.

Tôi nhìn chỗ khẽ hài lòng rồi vươn tay lên để đồ lên cái dằng làm bằng kim loại nhìn như dát giường phía trên chỗ ngồi. Tôi gọi cháu tôi vẫn đang đứng với bố mẹ dưới cửa xe để nghe bố mẹ dặn dò. Bố nó khẽ vuốt tóc nó và vỗ vai đầy tình cảm còn mẹ nó thì dúi vào tay nó cái phong bì dầy cộp “Chắc là tiền” tôi tự đóan. Cháu tôi Vâng một câu trong trẻo rồi chào bố mẹ bước lên xe. Bố mẹ nó ở cửa xe cũng gọi với vào chúc hai cậu cháu lên đường bình an và đến nơi nhớ điện thoại về tôi cũng đap vâng và bảo bố mẹ nó yên trí về đi làm cho kịp giờ không phải lo lắng gì đâu.

Trong xe là trai gái già trẻ đủ loại mỗi người dường như đang mien man với những suy tính lo toan cho chặng đường sắp tới, tôi nhìn thấy những khuôn mặt háo hức của những thằng con trai, ánh mắt lo lắng của những đứa con gái và sự khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt của phụ huynh bọn nó. Nhưng tất cả dường như đều dừng suy nghĩ của mình khi nó bước lên xe sau cùng.

Khẽ hất tóc ra sau và vươn tay ra đằng sau để búi tóc, cái ngực vốn đã được cái áo phông bó sát lại càng ưỡn ra khi nó vươn tay ra sau, đôi mắt vẫn sáng to tròn như trăng rằm sau hàng mi cong cong đang buông như bờ liễu rủ, hai má đỏ au chắc vì gân gổ với bố mẹ nhiều nhưng vô tình tô điểm cho cái khuôn mặt đã vô cùng kiều diễm của nó. Chiếc quần bò bó sát vào 2 cặp chân dài miên man nhưng vô cùng thon thả, thấp thoáng lộ ra là cái eo tròn lẳn khi nó vươn tay buộc tóc.

Sự yên lặng trong xe chỉ được 4s rồi rộ lên những tiếng xu‎yt xoa những lời bình phẩm “Con bé này đẹp thế”, “Nhìn nó như hoa hậu ấy” “Người mẫu cũng chỉ được như nó mà thôi”…. những thằng con trai mới lớn chỉ dám đưa đôi mắt ngây dại nhìn nó, đám con gái thì ngoái nhìn nó với ánh mắt ghen tị. Còn tôi thì tự hào và hãnh diện khẽ đưa tay kéo áo nó bớt xuống để không lộ ra cái eo tròn lẳn trước những con mắt tham lam kia và cho nó ngồi vào trong cùng, khẽ hôn lên mái tóc nó một cái rồi nói trống không “Ngồi vào đi”. Với câu nói như thế và hành dộng như vậy thì không ai trên xe dám nghĩ tôi là cậu nó, tất cả thêm một lần nữa nhìn tôi hụt hẫng như vừa bị tước mất cái gì đó và chuyển dần sang ánh mắt ghen tị và đố kị.

Tôi cười thầm trong lòng rồi ngồi xuống tự bảo “Lên đến hà nội phải bắt nó mặc áo chống nắng và đeo khẩu trang ngay không thì đau tim lắm”.

Xe bắt đầu lăn bánh rời bến, những tiếng ồn ào của bến bãi bắt đầu nhường chỗ cho tiếng động cơ xe gầm rú trên đường, tiếng gào thét xin đường và bắt khách của a lơ xe, tiếng người trên xe rì rầm nói chuyện. Tôi quay sang thấy con cháu đang loay hoay cắm cái tai nghe vào tai để nghe nhạc. Chợt nhớ ra điều gì nó bèn quay sang thì thào trong hơi thở thơm tho vào tai tôi “Mẹ cháu bảo đưa cậu cái này” nói rồi nó rút cái phong bì ra kín đáo đưa tôi, tôi khẽ cười rồi cầm lấy gấp làm đôi rồi cho vào túi quần bò phía trước.

Rồi nó nói trêu “Cậu cẩn thận nhé! Mất là chết đói đấy” tôi lại hôn nhẹ lên trán nó bảo “Đói thì chỉ cần cháu hô 1 tiếng khối thằng phục vụ lo gì” nó bĩu môi xì 1 tiếng dài rồi cắm tai nghe vào và hướng mặt ra phía cửa sổ ngắm đường. Tôi vươn tay quàng qua cổ nó để kéo nó vào lòng nhưng nó đẩy tay tôi ra và nói “Nóng lắm”, tôi cũng hơi hẫng nên thôi không nói gì và cũng rút cái walkman của mình ra nghe, tai thì nghe nhạc nhưng mũi tôi lại say sưa tận hưởng mùi hương cơ thể của cháu tôi đang phả vào mình.

Chiếc xe đã bắt đầu ngày một đông hơn vì lơ xe đã bắt đầu nhồi nhét khách, hành khách đã phải ngồi dài ra những chiếc ghế nhựa đỏ xanh lẫn lộn dọc theo lối đi của xe, đầu tiên là lưa thưa sau rồi chật nich, lúc đầu còn mỗi người được một ghế nhưng rồi thì tất cả các ghế đệm hàng 2 đều bị nhồi 3 người chỉ có riêng chỗ tôi vẫn được ưu ái trước ánh mắt khỏ hiểu của những người trên xe. Nhưng rồi xe cũng đông quá ngay sát chỗ tôi ngồi đã thấy 2 mẹ con phải ngồi lên chung 1 cái ghế nhựa vô cùng khổ sở, mỗi khi xe nảy lên là đứa con gái cứ chực bắn người ra khỏi cái ghế đang oằn lên vì chịu sức nặng của hai người.

Tôi quay sang khẽ bảo cháu ngồi lui vào để cậu nhích vào nhường chỗ cho cô bé ấy, nó ngó qua người tôi rồi ngồi lui vào xong nó kéo tôi ngồi vào và chủ động nói “Bạn ơi bạn ngồi lên chỗ này đi” con bé kia sau vài giây ngỡ ngàng cũng cất tiếng cảm ơn rối rít rồi ngồi lên bên cạnh tôi. Thấy nó có vẻ sợ ngồi gần chạm vào người tôi tôi bèn nhích sát bên cháu tôi hai tay ôm trọn lấy thân hình nảy nở của nó để nó tựa vào người, nhằm cho con bé kia thoải mái. Nó cũng để yên và vẫn thả hồn theo những bản nhạc và những cảnh vật 2 bên đường đang chạy vun vút qua cửa sổ như một cuốn băng đang được tua với tốc độ cao.