Em của mẹ kế

Khánh đang dán mắt vào màn ảnh chiếc máy điện toán, cặm cụi viết cho xong bản thảo. Tay chàng thoăn thoắt trên bàn phím, đổ những âm thanh lách cách. Nhấn vào mệnh lệnh completed, màn ảnh rào rào chạy, thay đổi liên tục theo ánh nhấp nháy của dàn đèn chớp bên bộ nhớ. Tiếng chuông điện thoại reo, cắt đứt sự tập trung của Khánh. Bực mình vì bị phá bất tử, chàng càu nhàu trong miệng tự trách đã quên không mở máy nhắn trong lúc làm việc. Tiếng chuông điện thoại reo đến lần thư tư, Khánh mới với tay nhấc máy:

– Hello, ai đó?

– Trời, Lan đó hả, đang ở đâu đó?

– Sao không cho Khánh hay sớm?

– Ðợi khoảng nửa tiếng Khánh ra đón ok?

– Bye.

Mặt tươi tỉnh hẳn lên, Khánh đánh mệnh lệnh chạy thử rồi để cho máy điện toán tự động làm việc, chàng đi vào phòng tắm rửa mặt và thay quần áo. Nhìn đồng hồ, bảy giờ rưỡi tối, chàng vội vã phóng nhanh ra xe, đề máy rồi lao về hướng phi trường.

Trong phòng đợi của phi trường quốc nội Adelaide, Bạch Lan ngồi co ro trong chiếc áo choàng dài, nàng từ Brisbane bay về đây trên chuyến bay Virgin Blue 207. Thời tiết vào thu của Nam Úc khá lạnh với những cơn mưa phùn đang lắc rắc bên ngoài. Bạch Lan bỗng thèm một ly cà phê nóng, nàng đẩy hai vali hành lý vào quầy gửi và đi lại quán cà phê kế bên shop bán đồ lưu niệm. Trong quán chỉ còn vài người khách, chắc họ cũng chờ thân nhân như nàng. Gọi cà phê xong, Bạch Lan bấm mobile gọi cho Khánh:

– Hello, Khánh hả?

– Lan check out rồi.

– Hiện đang ngồi ở quán cà phê bên trong phi trường.

– Lan chờ ở đó, nhớ nghe!

– Bye honey!

Hơn ba giờ bay từ Brisbane về đây, nàng không cảm thấy gì mệt mỏi lắm. Chỉ có thời tiết giữa hai tiểu bang khiến nàng gai gai trong người. Làm việc cho Optus được hai năm, tháng trước nàng tình nguyện xin về Adelaide theo nhu cầu của công ty. Ðơn được chấp thuận khiến Bạch Lan rất vui. Vui vì được trở về sống chung với Khánh. Nàng ngồi nhâm nhi tách cà phê, nhớ lại những ngày đầu khi mối tình của họ vừa chớm nở. Lúc ấy nàng đang là cô sinh viên năm thứ hai ngành kinh tế tài chánh. Còn Khánh, chỉ mới ngấp nghé bước qua ngưỡng cửa bậc trung học…..

Nàng nhớ rõ lắm buổi trưa hôm đó, nhân dịp hè, từ Melbourne nàng về thăm gia đình người chị ruột đang sống tại Brisbane sau hai năm xa cách. Khi cánh cửa mở ra, một thanh niên lực lưỡng xuất hiện làm nàng chết sững vài giây mới nhận ra:

– Trời, Khánh đây hả?

– Chứ không lẽ người khác, dì Lan đi xa lâu quá nên quên hết!

– Khánh lớn quá rồi, dì nhận không ra. Cứ nghĩ là ba Khánh cho ai đó share nhà.

– Dì Lan xa nhà đã hai năm rồi, Khánh phải khác trước nhiều chứ, đâu còn giống như lúc dì còn ở nhà. Vô nhà đi, để Khánh xách đồ cho.

Bước vào trong nhà, mọi vật vẫn như xưa, không có gì đổi khác, ngoại trừ thằng bé Khánh bây giờ đã trở thành một thanh niên. Nó giống bố như đúc, cũng vầng trán ấy, khuôn mặt ấy nhưng to cao hơn bố gần một cái đầu. Bạch Lan vẫn cho rằng chị nàng tốt số, lấy được người chồng tuy hơi già hơn mình một chút, nhưng rất đẹp trai. Cái đẹp của ông anh rể có nét hao hao giống gương mặt tài tử Clint Eastwood với vầng trán cao, cặp mắt sâu và sáng trên khuôn mặt góc cạnh. Khuôn mặt ấy toát ra một vẻ nam tính đầy quyến rũ. Nhiều đêm học bài khuya, nàng nghe những tiếng động bên phòng chị. Biết anh rể và chị nàng đang say trong ái ân, tâm hồn cô bé mười tám tuổi cảm thấy rạo rực khôn tả, ước ao mình được thay chị, nằm trong vòng tay người đàn ông từng trải kia. Những tiếng rên trong đêm vắng ấy khiến nàng phải tắt đèn, xua khỏi đầu hình ảnh cặp trai gái đang trần truồng quấn quýt bên nhau. Nàng trằn trọc đi vào giấc ngủ không yên….

Sau đó, vì không muốn bị ám ảnh trong việc học, nàng đã phải về Melbourne ghi danh vào đại học tại đây. Hai năm sau, nàng trở lại mái nhà xưa, căn phòng cũ của nàng vẫn còn đó, mọi đồ đạc trong phòng không mảy may thay đổi. Chiếc bàn học trong góc, chiếc giường single phủ grap thẳng thướm, chiếc tủ quần áo sơn vẹc ni vẫn bóng không một vết bụi. Ðặt lưng trên chiếc giường êm ái ngày xưa rồi nhìn về phía Khánh còn đang đứng trước cửa phòng, nàng lên tiếng:

– Khi dì đi, sao Khánh không dọn vào phòng này?

– Khánh thích ở cái sleep-out cuối vườn hơn. Dì đi rồi, phòng này dành cho khách vãng lai. Mà có ai tới ngủ đâu, bạn bè của bố và dì Hai đâu có mấy người.

– À, cả nhà đi đâu hết rồi, bố, dì Hai và bé Tuyết đâu?

– Ði Sydney rồi! Cả nhà đi holiday hai tuần mới về.

– Sao Khánh không đi? Nàng thắc mắc

– Khánh ở nhà chờ kết quả thi và chuẩn bị ghi danh.

– Vậy là năm tới Khánh vào đại học rồi. Tính chọn trường nào chưa?

– Chưa biết nữa, trường nào cho học bổng Khánh vào trường đó.

– À, Khánh đói không? Nhà có gì ăn hả Khánh?

– Có đồ trong tủ lạnh nhưng nấu lâu lắm, để Khánh gọi pizza.

– Ừ gọi đi, lấy cái family đó! Cho dì đi tắm một cái.

Khánh bước ra khỏi phòng và khép cửa lại.

Tiếng nước từ vòi sen trong phòng tắm rào rào đổ. Bạch Lan quên không đóng cửa phòng tắm khiến những giọt nước bắn ra ngoài, văng trên mặt thảm lối đi. Khánh thấy vậy, bước tới khép cánh cửa lại. Chàng không cố ý, nhưng trong một góc mắt, hình ảnh người con gái với thân hình bốc lửa, trắng nhễ nhại, thấp thoáng hiện ra sau lớp kiếng mờ làm chàng bối rối. Một lúc sau, Lan bước ra bàn ăn, tươi mát trong chiếc váy dài trắng điểm những bông ngũ sắc. Miếng pizza family size thoáng chốc đã được hai người thanh toán gọn ghẽ.

– Khánh nghỉ hè không đi chơi đâu, ở nhà tu à?

– Mấy thằng bạn rủ đi lặn, đâm cá, nhưng Khánh không đi. Ðâm hoài cũng chán! Hơn nữa Khánh còn đang viết dở mấy cái webs.

– Nhận của ai vậy?

– Thì cũng loanh quanh, vài con nhạn là đà.

– Ðỡ không?

– Ðủ tiền mua mấy cuốn sách và tiêu vặt.

– Vậy là nhất Khánh rồi còn gì! Chẳng bù với dì, nhiều khi kẹt chẳng biết xoay đâu?

– Con gái nhiều nhu cầu hơn con trai nên…Sao dì không biên thư xin dì Hai?

– Ý dì muốn nói là ngày trước kia, còn bây giờ ngoài giờ học dì cũng có việc part-time cuối tuần, cũng không đến nỗi nào.

-Dì đi học xa nhiều khi kẹt, có gì cứ mail cho Khánh. Có thể Khánh giúp được dì…cũng đỡ phần nào.

– Thiệt sao? Thôi dì không dám, Khánh cũng đi học đâu có tiền. Nếu có chút đỉnh thì còn phải giao thiệp, đi chơi với bạn…

– Xì, mấy thằng quỷ sống đó, đi chơi với tụi nó làm gì tốn tiền. Toàn là câu cá, đâm cá, chơi banh vớ vẩn.

– Thế còn bạn gái?

– Làm gì có! Ðám con gái cùng tuổi là Khánh chúa ghét. Lúc nào cũng đỏng đảnh. Còn đi học mà bày đặt son phấn, ngứa cả mắt.

Nghe Khánh bình phẩm về đám bạn cùng tuổi, Bạch Lan cảm thấy tức cười. Trong thân hình lực lưỡng với dáng vẻ đàn ông ấy vẫn còn những suy nghĩ ngây thơ của cậu bé mười lăm khi xưa. Ngắm khuôn mặt điển trai với chiếc cằm vuông, bắt đầu có những nét xanh đen trên mép, biểu hiện của những chân lông sắp thành râu. Nàng cảm thấy một thoáng hồi hộp, nhưng cầm lòng lại, nheo mắt cười hóm hỉnh hỏi:

– Thế dì là con gái, Khánh cũng ghét luôn sao?

Mặt Khánh bỗng dưng đỏ bừng, ngập ngừng trả lời:

– Dì…khác chứ!.. Hơn nữa…

– Hơn nữa là sao? Nàng hỏi dồn.

Khánh lúng túng mặt càng đỏ hơn:

– Hơn nữa dì lớn hơn Khánh có ba tuổi thôi chứ mấy.

Nàng biết chọc cậu bé to xác kia đến đấy cũng đã đủ nên tát nựng trên má Khánh:

– Làm gì mà mắc cở mặt đỏ bừng vậy hả Khánh? Tính tình con gái là như thế, Khánh biết không. Mốt này, Khánh sẽ chết mệt vì cái tính đỏng đảnh nhõng nhẽo đó đấy!

– Còn lâu, sao…dì không như chúng nó?