Cha dượng

Phần 1

Bé Như ghét ông Cường ngay từ lúc gặp ông lần đầu tiên. Bé Như còn nhớ rõ lúc đó cô bé chỉ mới lên 7 tuổi thôi. Mẹ bé vừa mới ly dị với ba và đó cũng là lúc mà bé Như cảm thấy cô đơn nhất, bé Như thù ghét mẹ bé đã bỏ ba để lấy ông Cường và bé Như vẫn còn giữ hoài cái ý nghĩ này trong đầu cho đến tuổi vị thành niên…

Càng lớn lên bé Như càng căm ghét ông Cường, bé Như chỉ biết một điều là cuộc đời bé Như bị giao động mạnh bởi cuộc ly hôn của cha mẹ bé, dù rằng ông Cường đã đối xử với bé Như thật tốt như một người cha ruột đối với con, nhưng không hiểu sao trong lòng bé Như luôn luôn tỏ ra chống đối lại ông.

Mẹ bé và bé Như thường có những cuộc đấu khẩu về ông Cường, nhất là từ khi bé Như bước vào tuổi vị thành niên thì tình trạng lại càng tệ hơn, nhưng bé Như cũng phải ngạc nhiên là dượng luôn luôn chăm sóc rất chu đáo cho bé. Mẹ bé bị bệnh nên bà không thể có con được nữa, bé Như nghĩ ông sẽ bỏ mẹ bé để kiếm con nối dõi, nhưng không, trái lại ông luôn luôn quấn quýt bên mẹ bé để an ủi và tận tình lo lắng cho Họ. Khi bé Như lên 13 tuổi thì ông làm giấy nhìn nhận bé Như là con đỡ đầu của ổng, bất chấp sự chống đối và thái độ khinh ghét của cô bé, ông vẫn giữ nguyên quyết định này làm bé Như đến ngỡ ngàng!

Đến lúc nhận được giấy tờ chính thức thì bé Như gào lên với mẹ:

– Tại sao ông làm vậy? Con không phải là con của ổng! Con không muốn mang họ của ổng! Ông ấy không phải là cha con!

Mắt bé Như nhòa lệ:

– Mẹ! Mẹ nghĩ sao chuyện này?

– Bởi ông ấy luôn săn sóc đến mẹ con mình, ông ấy không bao giờ đánh đập mẹ, không bao giờ đánh con. Mẹ nghĩ là con nên cho ổng một dịp may vì ổng còn tốt hơn cả chính cha ruột con nữa.

– Không đúng vậy! Mẹ không bao giờ cho ba con dịp may được làm một người cha đúng nghĩa. Má đã đuổi ổng đi để vui bề với ông Cường. Hơn nữa dượng còn trẻ hơn má đến cả 10 tuổi lận!

Mẹ bé lấy tay làm dấu ngăn bé Như lại:

– Thảo Như, vậy đủ rồi. Dượng chỉ nhỏ hơn mẹ có 6 tuổi thôi! Nhưng điều đó đâu có gì Như quan đến chuyện này. Mẹ xa ba con vì ông ấy đánh đập mẹ rất nhiều lần, con còn quá nhỏ để biết những gì đã xảy ra cho mẹ, bây giờ thì con nên chấm dứt chuyện này đi.

– Khi con đủ 18 tuổi con sẽ tìm đến ở với Ba ruột của con. Ông ấy không đáng làm cha con! Con ghét ổng!

Bốp! Bé Như cảm thấy nóng rát một bên mặt vì cái tát của mẹ bé. Bé Như lấy tay ôm mặt khóc lớn. Bé Như đứng chết lặng trong khi mẹ bé thì tỏ ra xúc động mạnh bà như muốn tìm lời gì đó để xin lỗi bé Như nhưng bé Như đã chạy vội về phòng.

Suốt ngày hôm đó bé Như khóc thật nhiều, bé Như nghĩ mẹ bé hết còn yêu thương bé và ông Cường là người đã lấy đi tình mẫu tử của họ, cũng chính ông đã làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Bé Như không hiểu tại sao mẹ bé có thể hành động như vậy được.

Khi bé Như lên 14 tuổi thì một tai biến lớn xảy ra làm đảo lộn đời sống của bé. Mẹ bé thường đón bé Như tại trường học. Ngày hôm đó hơi lạnh, trời lại mưa to gió lớn, bé Như đứng đợi ở cổng trường gần một tiếng đồng hồ mà Mẹ bé vẫn chưa đến đón, đang tính đi bộ tà tà về nhà thì bé Như thấy xe ông Cường xà tới:

– Như! Lên xe gấp ba chở đi. Mẹ con… Mẹ con bị tai nạn giao thông.

Bé Như hết bình tĩnh:

– Cái gì? Dượng nói sao?

– Lẹ lên con… Chúng ta phải tới bệnh viện gấp!

Bé Như nín thinh ngồi lên xe của dượng. Trời mưa rét. Dượng cũng yên lặng lái xe. Tim bé Như đập thình thịch hy vọng mẹ bé không việc gì!

Khi tới bệnh viện Họ chạy thẳng vào khu cấp cứu để nhìn mẹ bé. Vị bác sĩ chờ Họ ngay ngoài cửa phòng với nét mặt buồn bã. Dượng đưa tay cho bé Như nắm rồi bước tới trước mặt ông bác sĩ.

– Ông là Trần Mạnh Cường?

– Vâng tôi đây. Bệnh tình vợ tôi ra sao Bác sĩ?

– Tôi sợ bà Tuyết Mai (tên của mẹ bé) khó qua khỏi! Bà mất nhiều máu quá! – Bác sĩ nói.

Người bé Như lạnh di, bé Như run lên trong khi tiếng ông Cường như gào lên:

– Không… Trời ơi! Không thể như vậy được…

– Tôi ân hận đã không làm gì hơn được! Vị bác sĩ nói thêm.

Toàn thân bé Như bất động, bé Như chết lặng nắm chặt tay ông Cường, ông cũng nhìn bé Như với cặp mắt u buồn đẫm nước mắt:

– Đau lòng quá con ơi! Dượng ân hận quá!

Bé Như đứng như trời trồng trong vài phút cho đến lúc nước mắt bé Như trào ra rơi rớt xuống mặt bé Như. Bé Như thật xúc động không nói được gì. Ông Cường choàng tay qua vai bé Như như để biểu lộ sự an ủi. Bé Như như trong cơn ác mộng, bé Như hy vọng mình tỉnh khỏi cơn mộng để nhìn thấy lại Mẹ bé hiện hữu bên cạnh bé Như. Nhưng rồi bé Như cũng nhận thức đây không phải là một cơn ác mộng mà đây là sự thật. Mẹ bé… Mẹ bé đã chết…

Sau một hồi lâu bất động, bé Như rời ông Cường. Dượng nhìn bé Như với ánh mắt buồn thảm. Mắt ông đã đỏ lên vì khóc. Bé Như nhìn ông xúc động. Cuối cùng bé Như cũng gào lên thành tiếng:

– Mẹ ơi! Mẹ bỏ con thật rồi sao… Không… Trời ơi!

Ông Cường vội ôm lấy bé Như, ổng kéo sát bé Như vào người ông như để che chở, bao bọc bé Như, đó cũng là lần đầu tiên bé Như ôm lấy ông. Họ bật khóc một hồi lâu…

Phần 2

Sau ngày mẹ bé chết, bé Như như bị rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bé Như sụt ký gầy hẳn đi vì không thiết ăn uống gì cả! Hầu như suốt cả buổi chiều bé Như tự giam mình trong phòng để vẽ và nghe nhạc. Ông Cường thì làm việc buổi chiều, ông làm quản lý cho một câu lạc bộ giải trúi, do đó bé Như phải coi nhà một mình cho đến lúc ổng trở về khoảng mười giờ tối mỗi ngày.

Dượng và bé Như ít nói chuyện với nhau. Bé Như vẫn còn cảm thấy tức giận về sự có mặt của ông trong cuộc sống của bé, khi bé Như nghĩ chính ông là đầu mối phá vỡ tình thương của mẹ bé đối với bé Như. Đầu óc bé Như luôn luôn nghĩ đến Ba ruột mình. Mẹ bé thì bà chẳng bao giờ nói chuyện với bé Như về Ba cả. Bà chỉ luôn nói là bé Như còn quá trẻ để hiểu về ổng. Bé Như nghĩ cũng có phần đúng như vậy vì khi hai người chia tay nhau bé Như mới chỉ lên ba tuổi. Rồi cũng kể từ đó bé Như không có dịp nhìn thấy ba bé Như nữa. Bé Như chỉ nghĩ là mẹ bé không muốn cho bé Như gặp lại ba bé Như thôi.

Ở trường bé Như mất đi nhiều bạn bè do thái độ lạnh lùng của mình. Bé Như như nuôi lòng thù hận trong người. Bọn con trai thì hầu như không có thiện cảm với bé Như, nhưng thay vào đó thì bé Như lại rất chăm chỉ học hành và nhất là môn hội họa.

Một buổi chiều nọ nhằm ngày nghỉ hàng tuần của ông Cường, ông lên phòng bé Như, nhiều tháng nay rồi ông không lên phòng bé Như, lúc đó bé Như đang mải mê vẽ, ông gõ nhẹ vào cửa, bé Như ngước mắt lên nhìn về phía cửa nhưng không trả lời. Bé Như hy vọng ông nghĩ là bé Như không muốn bị ai quấy rầy lúc này, nhưng ông đã mở cửa ra. (Bé Như nghĩ lần sau mình nên khoá cửa lại)

– Như à!

– Có gì vậy dượng? Bé Như ngẩng đầu lên với nét mặt lạnh lùng.

– Dượng ra phố mua đồ con có muốn đi theo để xem mua gì ăn không? Chẳng hạn vài thứ để nhâm nhi mà con thích đó.

– Không! Con cám ơn dượng. Bé Như lạnh lùng trả lời trong lúc mắt không rời khung vẽ.

Bé Như thấy ông đứng tần ngần ở phía cửa một lát rồi nói:

– Vậy cũng được, nhưng nếu con có cần gì thì cứ nói cho dượng hay. Dượng là cha con, dượng muốn giúp con…

Bé Như ngẩng lên, mắt bé Như nhíu lại:

– Dượng ơi! Dượng không phải là ba, dượng chỉ là cha ghẻ!

Mắt ông thoáng buồn:

– OK! Dượng là ba ghẻ của con, nhưng dượng là người duy nhất còn lại của gia đình con…