Bi kịch cuộc đời

Năm 198x. Tại một bệnh viện ở tỉnh miền tây, một cậu bé ra đời do sinh thiếu tháng nên nặng 2 ký 2. Cậu bé được đặt tên là Nguyễn Hoàng Sơn ( nhân vật chính của chúng ta đấy các bạn). Do sinh thiếu tháng nên cơ thể Sơn rất yếu hay bệnh hay đau, cha mẹ đã cố gắng chạy chữa nhưng vẫn không có gì khả quan. Những ngày tháng đầu đời Sơn lun gắn mình với giường bệnh. Hầu như tháng nào Sơn cũng phải vào đây đóng góp cho bệnh viện xây dựng và nuôi các bác sĩ y tá ở đây (hehe)

Năm lên 6 tuổi cơ thể Sơn nhỏ bé như đứa bé 4 tuổi. Vào lớp 1 các bạn Sơn thấy vậy nên thường bắt nạt, hắt hủi, cô lập…. Làm cho Sơn mắc phải bệnh trầm cảm (hay còn gọi là tự kỉ, không biết may mắn hay sao mà từ lúc đó Sơn đã có thể trí nhớ khá tốt) ba mẹ lại phải chạy khắp nơi, nghe nói ở đâu có thầy chữa bệnh hay cũng đến xin chữa trị nhưng vẫn tốn công vô ích. Thế rồi việc học của Sơn bị gián đoạn 1 năm.

Một hôm. Nghe ở huyện MX ( gần cầu Mỹ thanh 1 ) có 1 ông thầy thuốc người Hoa có tiếng “mát tay” nên mẹ Sơn xuống tìm xin thầy chữa trị, ông thầy này rất cổ hủ, chỉ chữa bệnh cho người Hoa. Mai mắn mẹ Sơn cũng là người Hoa nên 2 mẹ con mạo muội tới tìm.

Đến nơi, Sơn thấy đây là 1 ngôi nhà cổ kính kiểu như 1 ngôi chùa nhỏ, mái ngói đỏ lót gạch tào. Có khu vườn khá rộng. Đón chúng tôi là 1 Bà lão rất phúc hậu và hiền từ.

– Chào chị. Xin cho hỏi thầy Hai có nhà không ạh?

– Có. Ổng đang ngoài vườn có việc. Chị tới đây có chuyện gì không?

– Dạ, không giấu gì chị cháu nhà tôi bệnh đau từ nhỏ nay mắc thêm bệnh trầm cảm, chữa trị nhiều nơi nhưng đều không khỏi. Nay tôi tìm tới đây mong được thầy Hai chữa dùm. Tôi đội ơn Ông bà nhiều lắm.

– Uhm, tôi hiểu. Mà tôi cũng không biết ổng chữa không nữa. Nhìn đứa bé trong sáng dạ nhỉ?

Bà Lão nhìn Sơn và nói. Một lúc Sơn chạy ra vườn chơi thì thấy 1 ông lão cao lớn, da dẻ hồng hào đang đi 1 bài quyền gì đó mà Sơn cứ chăm chú nhìn theo không rời mắt. Khi hết bài quyền Ông Lão liền nhìn nó và nói.

– Cháu là ai? Đến đây có việc gì?

– Dạ, cháu theo mẹ tới đây để chữa bệnh ạh.

– Cháu là người Hoa àh? Chỉ là người Hoa ta mới chữa thôi. Còn lại thì về đi.

– Dạ ông ngoại cháu là người Hoa gốc ạh.

– Vậy ạh. Thế cháu thấy bài quyền ta đi thế nào?

– Dạ. Cháu không biết nó thế nào nhưng cháu có thể đi lại những gì thấy được ạh.

– Đâu, đi thử lại ta coi nào.

Sơn liền múa lại bài quyền khi nãy mà nó thấy và ông lão cũng ngạc nhiên quan sát. Kết thúc bài quyền ông lão liền hỏi nó.

– Cháu thực sự chỉ nhìn 1 lần ah?

– Dạ. Đây là lần đầu tiên cháu đến đây ạh.

– Khà khà. Tốt lắm. Vào nhà đi cháu.

Nói xong 2 người đi vào trong nhà. Ông Lão thay đồ ra và bắt mạch cho Sơn ( năm 199x mà làm gì y học tiên tiến được chứ). Bắt mạch xong Ông Lão liền nói.

– Thể trạng cháu rất kém vì mắc bệnh đã lâu nên việc chữa trị phải lâu dài. Có lẽ phải ở đây lâu đó, nhưng ta sẽ cố gắng chữa cho cháu. Yên tâm đi.

Mẹ Sơn nghe thế cám ơn rối rít rồi từ biệt gia đình Ông Lão, về quê bán hết nhà cửa rồi về gần nhà Ông Lão mua đất cất nhà để tiện chữa trị cho Sơn. Thế mới biết cha mẹ thương con như thế nào.

Phần 2

Từ đó Sơn được Ông Lão chữa trị bằng phương pháp chăm cứu (kiếm hiệp gọi là Đả thông kinh mạch) và những thang thuốc bắc đen và đắng. Mẹ Sơn thì phải qua nhà Ông Lão phụ việc những lúc rãnh rỗi, cha thì ai thuê gì làm nấy vì mới dọn đến đây. Được cái cha mẹ Sơn hiền lành nên rất được lòng mọi người. Sơn thì ngoan ngoãn lễ phép với mọi người lắm. Dần dần nó không còn mặc cảm với mọi người xung quanh nữa, đó cũng là nhờ Bà Lão khuyên bảo nó.

“Nói sơ về Ông Lão và Bà Lão nhé. 2 Ông bà thời điểm đó cũng 59 60 tuổi rồi nhưng nhìn rất trẻ. Ông Lão thì người khỏe khoắn cao ráo, mắt sáng tinh anh (dân tập võ mà), Bà Lão thì da trắng, gương mặc phúc hậu như bồ tát vậy, bà hiền và rất tâm lý nhé, sức khỏe thì bà hơi yếu (do bệnh lâu năm) làm công việc chút phải nghỉ ngơi nên mẹ Sơn pải qua phụ. 2 Ông bà sống hạnh phúc lắm, con cái thì chưa bao giờ nghe nhắc gì cả”

Sơn bắt đầu được Ông Lão cho tập luyện thể lực để nâng cao sức khỏe. Khoảng 3 4 tháng thì có tiến triển ngay. Sơn không còn đau ốm vặt nữa, có da có thịt hơn trước và cũng cao hơn. Đầu năm nhập học lại nhờ tiếng Ông Lão mà Sơn được nhận vào trường cấp 1 gần đó. Buổi sáng đi học, buổi chiều qua nhà ông lão phụ việc và điều trị. Cha mẹ sơn cũng dành dụm được 1 ít tiền mua một mảnh ruộng nhỏ để canh tác. Nên cha Sơn cũng không còn làm thuê làm mướn nữa.

Khi thể trạng Sơn tốt hơn thì Ông Lão bắt đầu tập võ cho Sơn.

– Tập võ là để rèn luyện sức khỏe, để nâng cao thể lực chứ không phải để đánh nhau ( câu này quen quen nhỉ). Nên chuyện gì tránh được con hãy tránh, chỉ dùng vũ lực khi mà không còn tránh được nữa thôi. Nếu con sử dụng võ vào mục đích đen tối thì nó sẽ đưa con đến kết cuộc bi thảm mà thôi. Ta sẽ truyền cho con tất cả võ học mà ta biết hy vọng con sẽ dùng nó có ích cho đời (mình chỉ đoán thế thôi nên có lẽ không đúng nguyên văn mà thường thì Sự phụ nào cũng nói vậy cả)

Do có trí nhớ tốt và được Ông Lão “đả thông kinh mạch” nên Sơn học rất nhanh và tiến bộ rõ rệt, Sơn có phản xạ thần kinh rất tốt, chính đến Ông còn bất ngờ nữa. Sơn có hỏi Ông Lão đây là võ gì thì Ông chỉ nói là do Ông Lão tự tìm hiểu và kinh nghiệm của mình thôi nên không môn không phái. (Trong nhà ông có 1 tấm hình ông mặc 1 bộ đồng trắng tay cầm 1 cây cờ có chữ Hoa nên Sơn không biết đó là gì)

Cứ thế thời gian trôi dần Sơn đã lên lớp 9 rồi. Ông Lão gọi Sơn và nói:

– Con đã ở đây với ta được 9 năm ta đã truyền dạy hết cho con Võ học của ta. Bây giờ còn 1 tuyệt kỹ nữa ta sẽ cho con thấy, sát chiêu này có thể gây chết một con gấu trưởng thành đấy, Sát chiêu này mạnh nhất khi con sử dụng còn tùy vào…. À mà thôi đến lúc thì sẽ tự hiểu. Con còn nhỏ chưa biết chuyện đó làm gì.

Nói xong Ông Lão tới gần 1 thân cây to, ông múa 1 đường quyền tập trung vận “khí” ông thu hết “nội công” vào nắm đấm, ông phát quyền vào thân cây. Lúc này phía sau thân cây vỏ cây bung ra vỡ tung nhưng mặt trước thì không sao cả ( chiêu này giống Thông Bội Quyền trong chuyện Hoàng Phi Hồng đấy chỉ khác là 1 dùng chưởng 1 dùng đấm). Sơn thấy thích lắm

– Đòn này đánh thẳng vào bên trong của mục tiêu nên gây sát thương nặng nếu không vào lúc nguy cấp thì không được sử dụng nhé.

– Dạ. Thưa thầy con sẽ ghi nhớ điều này ạh.

– Mai con quay lại đánh thử với ta 1 trận để xem 9 năm qua con học được những gì có phụ lòng của ta không.

– Dạ không được đâu. Con không dám đâu ạh.

– Vài ngày nữa ta phải về quê hương giải quyết một số chuyện nên không còn ở đây nữa. Con hiểu không?

– Dạ con hiểu rồi thưa thầy.

Ngày hôm sau. Sơn trở lại nhà Ông Lão và đánh với ông một trận, và bất ngờ hơn là Sơn thắng.

– Con chính là 1 kì tài võ học hahaha.

Ông bà đi rồi nhưng Sơn vẫn qua đó tập luyện và chăm sóc vườn cây của ông. Bạn bè cùng xóm rủ Sơn đi chơi đá banh, câu cá, tắm sông…. Và không thiếu những trận đánh nhau với các trẻ trâu sớm khác. Tất nhiên Sơn là đại ca tụi nhóc rồi. Mỗi lần đánh nhau bị mắng vốn Cha mẹ Sơn cũng phạt Sơn và khuyên bảo này nọ nhưng vẫn thế. Có lẻ vì tâm lý còn trẻ nên ngang bướng lắm nên cha mẹ cũng không làm gì được. ( Sửu nhi chính cmn hiệu)

Phần 3

Sắp vào năm lớp 10, do thiếu sách nên Sơn phải đi lên Tỉnh mua ( sách Sơn học là do Bà Lão xin những người xung quanh hoặc khách đến chữa bệnh cho Sơn học nhà Sơn nghèo mà). Lần đầu tiên lên tỉnh Sơn rất bỡ ngỡ như 1 thằng nhà quê chính gốc lun. Lớ nga lớ ngớ nhưng cũng dần dần thích nghi được. Tìm đến một nhà sách Sơn vào tìm cuốn sách Vật lý 10 còn thiếu. Với tay lấy cuốn sách thì chạm vào 1 bàn tay khác mềm mại, giật mình Sơn nhìn lại đó là 1 cô bé trạc tuổi nó ( vì cùng chọn sách lớp 10 mà) nhìn con bé có vẻ ái ngại.